OTiV

982 days ago

Dùng thuốc thường là cách trị chứng mất ngủ sau cùng khi kỹ thuật thư giãn, liệu pháp CBT-I không đạt được hiệu quả. Thuốc điều trị mất ngủ thường không được khuyến khích sử dụng lâu dài. Vì khi sử dụng thuốc thường xuyên và quá liều có thể dẫn đến lờn thuốc, nghiện thuốc, gây rối loạn chức năng hoạt động của não bộ, ảnh hưởng đến tim mạch… Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị mất ngủ khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay, thuốc điều trị mất ngủ có 2 dạng:

Thuốc ngủ kê đơn:

Đây là nhóm thuốc điều trị có tác dụng mạnh, thường được chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc ngủ kê đơn thường có tác dụng giúp an thần, giảm triệu chứng mất ngủ, giúp người bệnh đi vào giấc ngủ nhanh chóng, ngủ sâu giấc... Khi sử dụng, thuốc an thần có thể gây ra một số tác dụng phụ như: chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, ngật ngờ, lơ mơ suy giảm trí nhớ,... Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ chặt chẽ thời gian dùng thuốc cũng như liều lượng thuốc.

Một số loại thuốc ngủ kê đơn thường được sử dụng để trị khó ngủ như: Eszopiclone (Lunesta), Ramelteon (Rozerem), Zaleplon (Sonata), Zolpidem (Ambien, Edluar, Intermezzo, Zolpimist)…

Thuốc ngủ không kê đơn:

Thường là các loại thuốc kháng histamin, không chọn lọc trên thần kinh trung ương.. Mặc dù là thuốc ngủ không kê đơn nhưng người bệnh cũng không nên tự ý sử dụng, lạm dụng thuốc khi chưa có sử chỉ định của bác sĩ. Vì thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ vào ban ngày, chóng mặt, lú lẫn, suy giảm nhận thức, bí tiểu,… khi sử dụng.

11 cách chữa mất ngủ tại nhà hiệu quả không cần thuốc

otiv.com.vn

Khi bị mất ngủ, nhiều người thường tìm đến các loại thuốc ngủ để đi vào giấc ngủ một cách nhanh nhất.